Trong cuộc sống, hiện tượng nấc khá phổ biến và hầu như ai cũng trải qua
một vài lần. Trương Cảnh Nhạc – một danh y thời Minh của Trung Quốc từng khẳng
định: “Nấc nhẹ hoặc nấc ngẫu nhiên thì khí thuận là khỏi”. Tuy nhiên, cũng có
trường hợp phát sinh thành bệnh nặng. Các bạn hãy cùng Đông y Thu Đạt tìm hiểu về
nguyên nhân hình thành bệnh cũng như phương thức chữa trị phù hợp qua bài viết
dưới đây!
Khái niệm ách nghịch là gì?
Có thể hiểu ách nghịch là hiện tượng nấc lên thành tiếng nối nhau. Trong
trường hợp tiếng kêu ngắn và lặp đi lặp lại thì đó là khí nghịch ở dưới đi lên
mà chúng ta không ngăn được.
Y học cổ truyền giải thích như thế nào?
Có khá nhiều sách cổ đề cập đến vấn đề này. Nội kinh có viết: “Vị thành
khí nghịch thành nấc”, còn sách “Chư bệnh nguyên hậu luận” cho rằng: Tỳ vị đều
hư lại thọ khí phong tà, cho nên khiến cho cốc khí mới vào vị không thể chuyên
hoá. Khí của cốc khí cũ và khí của cốc khí va chạm vào nhau dẫn đến vị khí bị
nghịch. Một khi vị bị nghịch thì tỳ bị trướng, khí bị nghịch, nhân gặp khí lạnh
làm gẫy đi, thế là thành nấc”. Cụ thể hơn, ta có thể quy chiếu về bốn nguyên
nhân dưới đây:
Nguyên nhân đầu tiên phải xét đến là chế độ ăn uống không điều độ, hàn
khí làm tỳ vị bị tổn thương, tích trệ ở trung tiêu, vị không thể làm nát, làm
nhiệt cốc khí, tỳ không thể vận hoá tinh vi. Những đồ cay nóng sinh nhiệt cũng ảnh
hưởng đến vị, vị khí không giáng xuống khí không ngăn được mà sinh ra nấc. Bên
cạnh đó, thói quen để bụng đói đi xa, hoặc lao động quá độ làm cho khí trung
tiêu bị hư tổn, trung khí hãm xuống dưới, tỳ khí không thăng, vị khí không
giáng, sự thăng giáng bị thất điều, khí sẽ rối loạn ở trung tiêu để rồi nghịch
lên trên.
Những yếu tố tâm lý tiêu cực như cảm giác ê chề khi thất bại, tinh thần ưu
phiền, phẫn nộ làm cho thất tình uất kết, can mộc hoành nghịch, can vị bất hoà,
khí mới nhân đó xung lên trên thành nấc.
Với những người tuổi cao, sức yếu, thể trạng suy kiệt; lại kèm theo các
hiện tượng bệnh nôn mửa hoặc ly, hoặc bệnh lâu ngày trở thành hư làm cho nguyên
khí của thận bị hư tổn rồi dần dần mất đi khả năng bế tàng. Khí đó trôi nổi lên
trên như có một vật gì đó muốn thoát ra, gọi là chứng nấc do hư thoát.
Phương pháp châm cứu được sử dụng như thế
nào?
Tùy vào từng nguyên nhân mà chúng ta quyết định áp dụng trên những huyệt
đạo nào. Nếu nấc là do vị nhiệt, ta châm tiền tả hậu bổ tam âm giao 5 phân; tả
thượng quản 5 phân, tả khí hải 5 phân, tả quan nguyên, túc tam lý đều 5 phân; tả
chiên trung 2 phân, tả vị du, đại trường du, phong long cùng 3 phân; tả nội
đình 2 phân, tả thiên đột 2 phân, tả giải khê 2 phân.
Như vậy, bên cạnh xoa bóp bấm huyệt
tại nhà, hay thuốc Đông y chữa trào
ngược dạ dày, phương pháp châm cứu là một cách thức chữa bệnh giải quyết triệt để căn nguyên.
Chi tiết xin quý khách vui lòng liên hệ:
PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y THU ĐẠT
Bác sĩ: Lê Thế Đạt
HOTLINE: 0972 114 153 - 0943 296 596
Địa chỉ: 112 phố Định Công - Hà Nội
Email:
thedat1988@gmail.com
Facebook: Thuốc Đặc Trị Dạ Dày – Hòa Vị Hoàn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét